1. Vậy thực phẩm kỵ nhau là gì?
Trong quá trình ăn uống và hấp thu đôi khi sẽ gặp các thực phẩm có các thành phần khi tương tác sẽ rất phức tạp. Chúng có thể hỗ trợ cho nhau( như vitamin C kết hợp với vitamin A) hoặc kỵ nhau.
Khi kết hợp các thực phẩm này với nhau sẽ gây ra tình trạng ngộ độc. Đặc biệt khi nấu bột ăn dặm nếu không kết hợp đúng cách thì sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và hẹ tiêu hóa của con.
2. Những món ăn tương phản khi cho con ăn dặm
Dưới đây là các món không hợp nhau mà mẹ cần nên chú ý
2.1 Thịt & đậu nành
Trong hai loại này có chứa hàm lượng đạm cao. Vì thế khi bé ăn sẽ dễ dẫn đến tiêu chảy và ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.
2.2 Cải bó xôi & đậu phụ
Đậu phụ giàu canxi sunphat và magie clorua, còn cải bó xôi chứa axit oxalic. Khi ăn cùng nhau, chúng có thể tạo ra canxi oxalate và magie oxalate – những chất kết tủa khó tiêu, cản trở quá trình hấp thụ canxi của bé, thậm chí làm tăng nguy cơ sỏi thận.
2.3 Củ Cà rốt & củ cải
Củ cải giàu vitamin C, còn cà rốt chứa enzyme quan trọng cho cơ thể. Tuy nhiên, khi nấu chung, enzyme từ cà rốt có thể làm mất vitamin C trong củ cải, khiến trẻ không hấp thụ được dưỡng chất này.
2.4 Thịt heo & Thịt bò
Theo các chuyên gia thì trong thịt bò có tính ôn và thịt heo có tính hàn khi kết hợp sẽ khắc nhau. Đặc biệt khi chế biến thức ăn dặm cho bé sẽ làm mất đi dinh dưỡng trong cả hai.
2.5 Thịt bò & lươn
Cả hai thực phẩm này đều có hàm lượng chất đạm cao. Khi cho bé ăn mà chứa cả hai loại này sẽ làm dư thừa gây ảnh hưởng đến tiêu hóa và tiêu chảy cho bé.
3. Những dấu hiệu của trẻ khi ăn phải món ăn kỵ nhau
Ngoài lựa chọn các thực phẩm có chất dinh dưỡng và an toàn cho trẻ thì mẹ cần phải xem xét khi kết hợp các thực phẩm không hợp với nhau. Khi trẻ ăn dặm gặp phải thực phẩm kỵ nhau sẽ có các triệu chứng dưới đây.
- Bị tiêu chảy: Bé gặp phải vấn đề tiêu hóa như đi phân lỏng, nôn mửa, cảm giác khó chịu.
- Đau bụng: Đây là tình trạng không thể tránh khỏi khi ăn các thực phẩm không hợp nhau nó sẽ gây khó chịu vùng bụng, đau nhói.
- Tăng lượng đường trong máu: Khi ăn phải thực phẩm tương phản sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tiêu hóa dẫn đến tăng lượng đường trong máu, mệt mỏi, khát nước và đau đầu.
- Da bị kích ứng: Sẽ có ít trẻ gặp phải triệu chứng này, nó sẽ bị mẩn đỏ ngứa ngáy.
3. Cách xử lý khi bé ăn phải thực phẩm kỵ nhau
Nếu trường hợp bé ăn phải thực phẩm kỵ nhau là đau bụng, khó chịu và nôn mửa thì mẹ hãy bình tình và xử lý kịp thời. Dẫn bé đến bác sĩ để khám và kê thuốc phù hợp.
- Ngừng cho trẻ ăn khi bị ăn phải thực phẩm kỵ nhau: Nếu có các biểu hiện như đau đầu, đau bụng và khó chịu thì mẹ nên theo dõi tình trạng trẻ có nặng hay không để đưa đến gặp bác sĩ kịp thời.
- Cung cấp các thực phẩm dinh dưỡng dễ tiêu: Sau khi bé đỡ khỏi thì mẹ nên cho bé ăn những thực phẩm tiêu hóa nhẹ nhàng như cháo, sữa hoặc các loại rau củ xay nhuyễn.
- Tham khảo ý kiến từ bác sĩ: Nếu trẻ vẫn còn bị kéo dài và chưa khỏi thì mẹ nên dẫn bé đến gặp bác sĩ để đưa ra kết quả như nào và để xử lý kịp thời.
Khi trong quá trình cho con ăn dặm thì mẹ nên dành thời gian để tìm hiểu và tham khảo các thực phẩm có chất dinh dưỡng và an toàn cho trẻ. Ngoài chú ý đến việc tìm những phẩm tốt thì bên cạnh đó mẹ cần ghi nhớ những thực phẩm kỵ nhau khi cho bé ăn dặm.
Hy vọng qua bài viết dưới đây của Miss care đã cung cấp những thông tin hữu ích để mẹ giảm bớt lo âu trong quá trình cho con ăn dặm. Nếu bạn có bất cứ thắc mắc nào thì hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để tư vấn nhé!