- Vừa mới sinh con: một số mẹ gặp phải tình trạng tắc tia sữa sau sinh. Bầu ngực chứa rất nhiều sữa nhưng vẫn không thể chảy ra ngoài cho bé bú được.
- Sữa mẹ dư thừa: Hầu hết trong các trường hợp, nguyên nhân gây tắc tia sữa là do sữa mẹ còn thừa ở trong bầu ngực do em bé không bú hết hoặc bạn không hút phần sữa thừa sau khi bé đã bú no, dẫn đến sữa còn đọng lại, gây ra tắc nghẽn.
- Ngực chịu áp lực: mặc một chiếc áo ngực quá chật, áo bó hoặc mang địu địu bé trước ngực đôi khi cũng khiến các tia sữa bị tắc. Ngoài ra, việc nằm sấp khi ngủ và tập luyện thể thao cũng gây ra tình trạng tương tự.
- Ít hút sữa ra ngoài: Nếu ít hút sữa hoặc hút không hết sữa, bạn dễ gặp phải tình trạng tắc tia sữa. Lực hút của máy yếu không thể hút hết sữa ra ngoài cũng có thể là nguyên nhân khiến bạn bị tắc tia sữa.
- Bé ngậm bắt vú mẹ không đúng: Khi bé ngậm vú mẹ không đúng cách, bé sẽ không thể bú đủ lượng sữa mẹ sản xuất ra. Do đó, sữa còn tồn đọng lại trong bầu ngực là nguyên nhân dẫn đến tắc tia sữa.
- Mẹ không cho bú thường xuyên: nếu không cho bé bú thường xuyên hoặc không hút sữa ra hết trong khoảng 5 giờ đến 1 ngày sẽ gây tình trạng tắc tia sữa
- Stress: Sự căng thẳng sẽ làm chậm quá trình sản sinh hormone oxytocin có nhiệm vụ kích thích vú tiết sữa.
Tác hại của tắc tia sữa?
Tắc tia sữa nếu không được can thiệp và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến tình trạng:
- Sữa ra ít hoặc không ra cho bé bú
- Viêm tuyến vú, áp-xe tuyến vú, lâu dần trở thành các dải xơ hóa hay u xơ tuyến vú
Mẹ dễ bị trầm cảm sau sinh vì áp lực không thể cho con bú mẹ do tắc tia sữa
Phòng ngừa bệnh Tắc tia sữa
- Nên cho trẻ bú càng sớm càng tốt ngay sau khi sinh.
- Cho bú đều 2 bên. Bú hết sữa ở vú bên này rồi chuyển sang vú bên kia. Trường hợp mẹ của bé có nhiều sữa mà bé bú không hết thì sau khi bé bú no phải hút sữa dư ra, không để ứ đọng.
- Sữa non rất đặc, dễ gây tắc nên trước và sau cho con bú nên day ép bầu vú nhẹ nhàng kết hợp chườm ấm để tránh sữa đông kết.
- Giữ vệ sinh núm vú sạch sẽ sau khi cho con bú bằng cách lau rửa bằng nước đã đun sôi còn ấm. Thoa kem chống nứt đầu ti
- Giữ gìn vệ sinh răng miệng tốt trong suốt quá trình cho con bú. Ổ nhiễm khuẩn vùng răng miệng là điều kiện thuận lợi cho việc phát sinh nhiễm khuẩn ở vú trên cơ sở một nghẽn tắc sẵn có
- Sử dụng áo ngực hoặc quần áo rộng rãi, thoải mái
- Uống thật nhiều nước
- Nghỉ ngơi đầy đủ, nếu được hãy áp dụng một số bài tập thiền hoặc yoga, luyện tập thể thao
- Cố gắng giữ tinh thần vui vẻ, lạc quan nhất.
Đừng quên chải ngực trước mỗi lần cho bé bú nhé !