Giây phút chào đón con yêu chào đời xen cùng biết bao niềm vui, hạnh phúc của bậc làm cha làm mẹ. Lúc bé mới sinh ra, ngoài lớp gay dễ trông thấy nhất đó là "lớp lông ” trên cơ thể bé yêu mà dân gian thường gọi là "lông tơ”.
Khi tiến hóa, con người mất gần hết lông trên cơ thể và phải sử dụng quần áo để giữ ấm trong khi lông là một cách giữ nhiệt hiệu quả, thoát mồ hôi, tránh bụi. Bé yêu của chúng ta cũng không ngoại lệ, trên người bé có những chiếc "tóc” mọc lung tung khắp cơ thể được gọi là "lông tơ”.Nó bắt đầu mọc ở 3 tháng cuối thai kỳ và phần lớn tất cả các trẻ sinh ra đều có lớp lông tơ rất mịn ở lưng, vai, tai và trán. Lớp lông tơ này thường rụng đi trong vòng 5 tuần đầu sau sinh. Tuy nhiên ở một số trẻ, lớp "lông tơ” này vẫn tiếp tục "ở lại” thêm vài tháng. Đến khi bé tròn 1 tuổi, phần lớn lớp lông tơ "thừa” này sẽ rụng hết. Một số ít vẫn phải sống chung với lớp "lông tơ” này đến tận khi 2 - 3 tuổi nếu trẻ có nước da sậm màu. Bên cạnh đó, di truyền cũng là một yếu tố quan trọng, Ba Mẹ bé có nhiều lông trên cơ thể thì chắc chắn bé yêu cũng được thừa hưởng gen này.
Nhiều người áp dụng các mẹo dân gian như lấy bột mì nhão, nước lá vông, lá trầu, nước nhọ nồi bôi lên người trẻ hoặc uống sữa tươi, nước hoa hồng... để làm rụng các "lông tơ”này. Tuy các cách trên khá phổ biến nhưng chưa hề được khoa học chứng minh. Đặc biệt, việc dùng sữa tươi để "tẩy lông tơ”có thể gây ra các viêm nhiễm. Việc "lông tơ” mọc nhiều trên cơ thể trẻ gây mất thẩm mỹ nhưng không gây hại gì đến sức khỏe của bé. Ngược lại với lớp lông tơ đó có thể giúp giữ ấm cho cơ thể bé khi thời tiết se lạnh, làm điều hòa nhiệt độ cơ thể khi trời nóng ôi bức, …Vậy tại sao chúng ta phải loại bỏ nó?
Chúc Mẹ và Bé vui khỏe!
misscare.com.vn