Cùng là một quốc gia châu Á với nhiều nét văn hoá tương đồng, thế nhưng mẹ Nhật lại có cách dạy con rất tài tình.
Trẻ con Nhật chăm chỉ học tập, khả năng quyết đoán cao và rất gắn bó với gia đình cùng sự lễ phép, quy củ trong khuôn phép. Đó là sự thành công trong giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ của người Nhật.
Cha mẹ Nhật vỗ về, yêu thương con, nhưng không phải trẻ muốn gì là có cái đó. Họ tôn trọng sở thích, ghi nhận những ưu điểm đang có của con. Đứa trẻ nào cũng có ưu điểm riêng, bố mẹ nhạy cảm sẽ nhận ra được một đứa trẻ học chưa tốt nhưng lại có lòng nhân hậu, một đứa trẻ chậm chạp nhưng lại rất cẩn thận. Khi được khen ngợi trẻ sẽ tự tin hơn.
Cha mẹ Nhật không quá chú trọng việc dạy con học chữ từ sớm vì còn rất nhiều điều tuyệt vời khác có thể làm cho con từ 0-3 tuổi, trong khi rất nhiều cha mẹ Việt đang sôi sục dạy con học chữ và học tiếng Anh sớm. Bởi vì, theo các nhà giáo dục nổi tiếng của Nhật, có rất nhiều điều tuyệt vời cha mẹ có thể làm cho con trong giai đoạn 0 – 3 tuổi, thay vì học chữ sớm.
1. Nuôi dưỡng "năng lực quan sát” và trải nghiệm trong thiên nhiên.
2. Mẹ hãy là người truyền cảm hứng cho trẻ.
Ngoài ra, cách cha mẹ Nhật chăm sóc và chơi cùng con cũng rất đáng học hỏi:
- Dù là ngày lễ, Tết vẫn giữ thói quen sinh hoạt đúng giờ giấc cho trẻ.
Có lẽ với nhiều bậc cha mẹ ở Việt Nam thì khoảng thời gian Tết là dịp mà mọi người đều có chung tâm trạng muốn "thả tự do” cho các bé, đặc biệt là nếu các em được về quê chơi Tết thì việc giữ gìn nề nếp sinh hoạt như hàng ngày ở nhà sẽ lại càng khó hơn. Điều đó dẫn đến hậu quả là sau một tuần nghỉ Tết khi quay trở về với lịch học bình thường thì có không ít trẻ nhỏ do đã quen với việc thức khuya, dậy trễ trong dịp Tết giờ không chịu dậy sớm khiến nhiều cha mẹ rất vất vả lấy lại nền nếp cho con dịp đầu năm.
- Các ông bố hãy tích cực chơi cùng con, giúp việc nhà trong khi mẹ bận bịu ngày Tết.
Ai có con nhỏ hoặc thường xuyên chơi cùng trẻ nhỏ chắc chắn đều cảm nhận được rằng trẻ con có nhu cầu vận động rất cao và rất thích có người lớn chơi cùng, đặc biệt là trong những trò chơi đu người, leo trèo cần đến sức khỏe thì các ông bố chính là người bạn tuyệt vời của con. Và trẻ con cũng sẽ rất quấn quýt với những ai chơi đùa cùng chúng. Có thể với nhiều chị em những ngày Tết là những ngày mệt mỏi vì phải chăm lo mọi việc trong gia đình, chính vì thế nếu có được sự họp tác và giúp đỡ từ phía các ông chồng thì đó quả là hạnh phúc tuyệt vời. Mỗi đứa trẻ sẽ nhìn vào những hành động thường ngày của cha mẹ chúng để học tập theo chính vì thế nếu trẻ được sống trong môi trường mà cha mẹ yêu thương nhau, cùng nhau chia sẻ mọi việc thì bản thân chúng khi lớn lên cũng sẽ là người biết yêu thương và biết chia sẻ với người khác.
- Phân xử khi anh em cãi nhau và không so sánh anh em trong nhà.
Một điều thú vị ở gia đình người Nhật đó là ai lớn tuổi hơn thì sẽ được gọi là anh chị chứ không quan tâm đến thứ bậc của bố mẹ trong gia đình.
Muốn cho trẻ được phát triển tự nhiên và đúng với con người trẻ vốn có như vậy thì bản thân cha mẹ và ông bà phải luôn là những người đối xử công bằng, tôn trọng cá tính của trẻ. Nếu muốn "khích lệ” tinh thần để trẻ cố gắng thì cũng đừng bao giờ dùng những lời lẽ so sánh trẻ với những trẻ khác mà thay vào đó là hãy nhìn vào những điểm mạnh của trẻ để khen ngợi, khích lệ và động viên tinh thần.
Sau đây là một số điều cơ bản mà cha mẹ Nhật đã áp dụng trọng việc dạy con:
1. Trẻ em không cần phải quá thông minh. Thông minh, học giỏi không hẳn là một điều tốt, cái chính là cần có nhân cách tốt.
2. Môi trường nuôi dạy con cái là rất quan trọng. Khó có thể dạy dỗ một đứa trẻ nên người trong một gia đình hay xung đột, một trường học nhiều trẻ hư hay một khu phố có tệ nạn.
3. Không bao giờ hình thành cho trẻ một thói quen xấu. Không thỏa hiệp lợi ích ngắn hạn để hình thành thói quen xấu cho con. Ví dụ như: đứa trẻ không ăn, đừng bao giờ bật tivi cho con xem để xúc cơm. Để đạt được mục đích cho con ăn được thêm vài thìa gạo, mẹ sẽ phải đánh đổi bằng một thói quen xấu rất khó bỏ.
4. Tôn trọng trẻ em, biết đồng cảm với trẻ.
5. Luôn nói sự thật với con. Chỉ cần chú ý đến kỹ năng nói và cách nói là được. Không bao giờ tỏ ra "ngoại giao", nói dối với người khác trước mặt con trẻ.
6. Không bao giờ thỏa hiệp với con dù biết trẻ sẽ mè nheo, phản đối. Thỏa hiệp chỉ khiến kết quả tồi tệ hơn.
7. Chế độ ăn uống cho con phải cân bằng
8. Trẻ con không bao giờ để mình bị chết đói. Không cần ép con ăn, lo con đói.
9. Bữa ăn phải được diễn ra trong ghế ăn. Không ngồi thì không ăn.
10. Bổ sung canxi cho trẻ nếu không thiếu thì không cần. Chỉ cần cho con chạy nhảy dưới ánh mặt trời, tắm nắng thường xuyên là được.
11. Cho trẻ mặc quần áo nên mặc nhiều lớp. Như vậy khi con nóng có thể cởi bớt, lạnh có thể khoác thêm. Chơi thể thao toát mồ hôi có thể bỏ ra.
12. Xác định con lạnh hay không bằng cách kiểm tra cổ.
13. Cho trẻ ăn trái cây thường xuyên và mỗi ngày.
14. Con có quyền quyết định những việc liên quan đến con.
15. Khi con được 4,5 tuổi, hãy dạy con cách tiêu tiền và cho con tiền tiêu vặt hàng tuần.
16. Ai cũng có thể bị bệnh, bị ốm. Do vậy khi một đứa trẻ bị cảm lạnh, bệnh nhẹ, đừng hoảng sợ. Không cần quá hoang mang.
17. Nếu việc con làm không ảnh hưởng đến sự an toàn của con, đến lợi ích của người khác, thì không được quá can thiệp vào hành vi của con.
18. Để trẻ chơi thoái mái, không giục giã.
19. Không phải cứ cái gì nguy hiểm cũng cấm con không được tiếp cận. Nên cho con biết nguy hiểm là như thế nào, xảy ra ở đâu, làm thế nào để tránh. Cho con tiếp cận với nguy hiểm trong phạm vi kiếm soát.
20. Cần để con có cơ hội tư trải nghiệm càng nhiều càng tốt. Không nên nói trước kết quả với con. Hãy để bé tự khám phá, biết hậu quả, biết cách thành công, biết cả thất bại.
21. Dạy trẻ học cách chờ đợi.
22. Dạy trẻ chịu trách nhiệm về hành động của mình.
23. Dạy trẻ cách cho đi và nhận lại là quá trình hai chiều. Người nhận cũng phải biết ơn.
24. Hiện nay trong xã hội có rất nhiều phương pháp giáo dục sớm. Nếu không thực sự hiểu, không biết làm thế nào thì đừng làm và đừng ép con.
25. Phải đảm bảo mỗi ngày đều có thời gian dành cho con, chơi với con.
26. Luôn có cách khiến con cười ít nhất vài lần một ngày để duy trì tâm trạng tốt.
27. Dạy trẻ cách đối mặt với thất bại. Con có thể không hài lòng, có thể bỏ cuộc, có thể cố gắng làm tiếp một lần nữa. Nhưng dứt khoát không khóc, không được suy sụp.
28. Không bao giờ được đánh, tấn công bạn trước. Trong nhà trẻ, có thể thu hút sự chú ý của cô giáo và các bạn khác bằng cách hét lên.
Miss Care sẽ liên tục cập nhật những thông tin cũng như kiến thức mới và hữu ích nhất trong việc nuôi dạy trẻ của Nhật nói riêng, cũng như kinh nghiệm của tất cả các nước trên thế giới nói chung. Rất mong được góp một phần hữu ích vào công cuộc nuôi dạy thế hệ trẻ cũng như nghĩa vụ thiêng liêng của các bậc cha mẹ.
Mời các mẹ đón đọc tiếp kì sau!
www.misscare.com.vn